Sỏi thận ở chó – Nguyên nhân và điều trị
Sỏi thận ở chó là thuật ngữ y tế để chỉ các đám tinh thể hình thành trong thận hoặc đường tiết niệu gọi chung là sỏi thận.
Có một vài giống chó dễ bị sỏi thận hơn các loại khác. Sỏi thận có chứa canxi và axit oxalic được phát hiện nhiều ở các giống cho Poodle, Yorkshire Terries, BollDog, Shi Tzu.
[title text=”TRIỆU CHỨNG”]Sỏi thận chỉ có thể được kết luận sau khi xét nghiệm. Nếu có các triệu chứng sau, bạn cần cho Chó đến cơ sở thú y để kiểm tra.
- Sốt
- Đi tiểu ra máu
- Khó chịu ở bụng. Cơn đau ở thận
- Tăng giảm nước tiểu bất thường
- Hôn mê
- Kém ăn
- Nôn mửa
- Giảm cân
- Tăng nồng độ canxi trong máu. canxi oxalat là loại sỏi thận phổ biến ở chó.
- Chế độ ăn uống tạo ra độ PH cao (Kiềm), dư khoáng
- Do nhiễm virus mãn tính struvite gây ra hình thành sỏi trong bàng quang, thận.
- Siêu âm ổ bụng, bàng quang
- Phân tích nước tiểu
Sỏi thận cần điều trị sớm nếu không sẽ tiến triển thành Sỏi thận mãn tính (CDK). Cần xét nghiệm xác định loại sỏi, thành phần, kích thước và mức độ.
- Với một số loại sỏi hòa tan được: Sử dụng thuốc, kháng sinh để hòa tan sỏi.
- Với loại sỏi không thể hòa tan (Ví dụ Canxi oxalat) phải dùng biện pháp phá vỡ bằng sóng âm hoặc nội soi để làm giảm kích thước.
[title text=”THEO DÕI GIÁM SÁT”]Phẫu thuật có nguy cơ làm tổn thương vĩnh viễn đến thận. Do đó người nuôi chó cần đặc biệt chú ý làm việc kỹ càng với Cơ sở Thú y. Ưu tiên chọn giải pháp an toàn (nếu có thể) là hòa tan sỏi.
Sỏi thận có thể tái phát nên sau điều trị cần phải theo dõi giám sát.
- Thay đổi chế độ ăn, giảm lượng khoáng chất trong thức ăn.
- Uống nhiều nước và thường xuyên thay bình nước.
- Chụp X-Quang và siêu âm định kỳ khoang bụng. Tối thiểu 3 tháng 1 lần. Với chó mèo chưa mắc bệnh, nên khám định kỳ 1 năm 1 lần.