Tìm hiểu những vấn đề cơ bản khi nuôi rùa tai đỏ

Rùa tai đỏ là động vật mà nhiều gia đình chọn nuôi. Nuôi rùa tai đỏ cần phải chú ý rất nhiều yếu tố để đảm bảo sức khỏe cho rùa, đảm bảo an toàn cho môi trường xung quanh. Nếu rùa không được chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng bệnh, ốm rất nhanh. Qua bài viết này, Petizen sẽ giúp bạn tìm hiểu những vấn đề khi nuôi rùa tai đỏ.

Thức ăn của rùa tai đỏ
Thức ăn của rùa tai đỏ

Thức ăn của rùa tai đỏ

Rùa tai đỏ thích ăn gì?

Được biết đến là loài động vật ăn tạp, rùa tai đỏ có khẩu vị thức ăn khá đa dạng từ ruồi, côn trùng, ốc sên, sâu bột, giun đỏ, trùn chỉ, gián, thịt lợn,…

Bên cạnh đó các thực phẩm có chất xơ, đặc biệt là tôm sẽ là món ăn ưa thích của rùa tai đỏ. Ta cần phải xem các loại thú ăn phù hợp với đặc điểm, tính cách của rùa.

Tốc độ tăng trưởng của rùa tai đỏ là rất nhanh, nếu được chăm sóc kỹ càng vào mùa hè  rùa sẽ tăng trưởng nhanh chóng hơn nữa. 

Bởi thời điểm mùa hè là lúc rùa rất ham ăn, có thể ăn rất nhiều, ta cung cấp đủ lượng thức ăn với nhiều chất dinh dưỡng sẽ giúp rùa lớn cực kì nhanh.

Về cơ bản những bữa hàng ngày của rùa tai đỏ sẽ là thịt 1 lần/ngày. Đối với rùa tai đỏ trường thành, trong quá trình lớn sẽ phải cho ăn 3 bữa/ngày. 

Trong một số trường hợp, rùa già và rùa trưởng thành sẽ ăn hoa quả và rau nếu quá đói, bạn cần lưu ý thời gian cho ăn khi rùa không có thời gian ăn cố định.

Rùa tai đỏ không ăn được gì?

Trong các bữa ăn, bạn không nên cho rùa ăn những loại thực phẩm có chứa chất xơ thô hay các loại thịt nấu chín, thịt khô cứng, thị mỡ bởi chúng rất ghét những loại đồ ăn này. 

Rùa tai đỏ không ăn được gì?
Rùa tai đỏ không ăn được gì?

Tốt nhất trong các bữa ăn nên chuẩn bị thịt tươi, không cá không có xương phù hợp với rùa. Tránh tình trạng rùa viêm dạ dày hay bệnh mắt trắng khi ăn quá nhiều thịt lợn.

Xem thêm: Cách nuôi tép cảnh tiết kiệm tốn ít tiền cho người mới chơi

Lưu ý nuôi rùa tai đỏ

Nuôi rùa tai đỏ cần phải cung cấp lượng thức ăn hàng ngày đúng thời gian, với lượng vừa phải đem đến nhiều dinh dưỡng cho rùa. 

Thời gian ăn của rùa không có định, thông thường rùa sẽ ăn vào tầm 10 – 14h với mùa xuân – thu, thời gian ăn từ 7 – 9h hoặc 18 – 19h với mùa hè. Rùa sẽ bỏ ăn hoặc ít ăn trong trường hợp nhiệt độ quá thấp, quá cao.

Nuôi rùa tai đỏ cần phải quan sát tình trạng rùa để đưa ra phương pháp chăm sóc, khẩu phần ăn hợp lý. Những chú rùa khỏe mạnh tự đến kiếm thức ăn, đối lập với đó là những chú rùa không ăn, bỏ ăn, phản ứng chậm cần phải tách ra ăn riêng, chăm sóc kĩ lưỡng. Cần phải đảm bảo rùa ăn ở nơi dễ quan sát để tiện việc theo dõi tình hình ăn uống.

Thức ăn cho rùa tai đỏ phải đảm bảo sạch sẽ, chất lượng, không được pha lẫn tạp chất, xương. Bạn cần phải tiến hành vệ sinh qua thức ăn lọc xương, gân, da, chất thải để giảm tình trạng khó tiểu ở rùa. Cần phải thực hiện vệ sinh bể thường xuyên, lấy ra những phần thức ăn đọng lại trong bể.

Tại sao rùa tai đỏ lại bỏ ăn vào mùa hè?

Tại sao rùa tai đỏ lại bỏ ăn vào mùa hè?
Tại sao rùa tai đỏ lại bỏ ăn vào mùa hè?

Do nhiệt độ thay đổi

Trường hợp rùa tai đỏ bỏ ăn, ít ăn vào mùa hè diễn ra rất nhiều, có thể do quá trình thay đổi thời tiết khiến rùa khó chịu, mất cảm giác thèm ăn. 

Trong trường hợp nhiệt độ quá thấp, quá cao sẽ dẫn đến tình trạng bỏ ăn ở rùa.  Rùa sẽ mất cảm giác thèm ăn ở nếu mức nhiệt độ trên 30 độ, ta cần phải điều chỉnh nhiệt độ bể sao cho phù hợp với rùa.

Việc phải dựa vào thời tiết để ra quyết định ăn, không thể tự kiểm soát chế độ ăn ở rùa khiến người nuôi đau đầu. 

Vì vậy điều chỉnh nhiệt độ bể 22 – 25 độ phù hợp với rùa nhất, tạo cảm giác thèm ăn, ăn nhiều ở rùa. Rùa sẽ không chịu ăn ở nhiệt độ quá lạnh, rùa sẽ mệt chết nếu nhiệt độ trong bể quá ấm nóng.

Do bệnh viêm phổi

Nếu bạn đã giữ mức nhiệt độ ở bể ổn định, phù hợp với rùa nhưng rùa của bạn vẫn không ăn, kém ăn thì có thể rùa đã gặp phải bệnh viêm phổi. Đây là bệnh rất phổ biến khi nuôi rùa, dấu hiệu của bệnh dễ thấy khi rùa thở bằng miệng, chán ăn, sợ nước, lênh đênh khi ở trong bể, luôn có tiếng thở khò khè phát ra trong miệng.

Tình trạng của rùa sẽ dứt điểm khi bạn ngâm rùa khoảng 5 giờ trong mực nước 1l có chứa Kali Permanganat từ 100.000 – 120.000 đơn vị. Sau đó, tiến hành dùng Ciprofloxacin với 20.000 đơn vị để tắm cho rùa, tiếp tục dùng 5mg Cephalosporin, 10mg Norfloxacin cho rùa uống, tiến hành trong vòng 5 ngày rùa sẽ hết bệnh viêm phổi.

Do bệnh viêm phổi
Do bệnh viêm phổi

Xem thêm: Sản phẩm tốt cho sức khỏe bò sát

Lời kết

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu tới bạn một số vấn đề khi nuôi rùa tai đỏ, mong rằng bạn có thể nuôi rùa tai đỏ an toàn, đúng cách. Đến với Petizen để tìm hiểu thêm những thông tin chăm sóc rùa tai đỏ. Chúng tôi còn cung cấp những sản phẩm thức ăn, dịch vụ chăm sóc cho chó, mèo, bò sát, giúp thú cưng của bạn mạnh khỏe, tuyệt vời hơn.

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *