Ốc thủy sinh – Phân loại, công dụng, cách nuôi
Ốc thủy sinh là gì, phân loại thế nào, cách nuôi ra sao? Hãy cùng Petizen hướng dẫn các bạn cách chăm sóc và công dụng của ốc thủy sinh nhé.
Phân loại ốc thủy sinh
- Dọn dẹp vệ sinh bể như ăn rêu, tảo, xác cá hoặc tép chết. Ốc giúp cho môi trường bể cá sạch hơn.
- Ốc xử lý các loại ốc có hại: Chúng có tác dụng ăn ốc đen, ốc có hại. Kiềm chế sự phát triển các loại ốc khác.
Ốc Táo
Ốc Táo phổ biến có 2 màu vàng và đỏ, chúng có màu sắc đẹp, chịu khó dọn dẹp bể nên rất được ưa chuộng.
Ốc táo có kích thước trưởng thành khá lớn, từ 6-7cm. Chúng ăn rêu, các chất cặn, thủy sinh thối mục. Lưu ý khi hết thức ăn, chúng sẽ chuyển sang ăn cây. Loại ốc này khá phàm ăn.
Ốc Nerita:
Đây là loại ốc có tác dụng hàng đầu trong việc xử lý rêu hại. Chúng bám chặt vào thành bề và ăn rêu. Tốc độ sinh sôi chậm nên được mọi người lựa chọn nuôi nhiều.
Ốc thủy sinh Sulawei
Đây là loại ốc thủy sinh có kích thước lớn nhất. Chúng có màu sắc bắt mắt, nhiều hoa văn.
Ốc chùi bể (ốc ăn ốc)
Là loại ốc thủy sinh có tác dụng ăn các loại ốc có hại. Hãy nuôi chúng dựa theo số lượng ốc bạn cần phải xử lý. Nếu không chúng có thể giành thức ăn với cá.
Những lưu ý khi nuôi Ốc Thủy sinh
Cần chú ý tới tốc độ sinh sản của ốc, nếu bạn bỏ quên chúng, ốc sẽ sinh sản tràn ngập bể. Có thể nuôi ốc ăn ốc hoặc cá ăn ốc để kiểm soát.
Ốc giúp xử lý rêu hại, chất bẩn nhưng tốc độ chậm. Do đó không nên phụ thuộc quá nhiều vào ốc thủy sinh để yêu cầu chúng làm sạch bể nhanh chóng.
One Comment